5 Khác biệt kinh tế Mỹ sau 2 năm Tổng thống Trump đương nhiệm

-
VNailPro
-
04.04.2019

Nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới

Đầu tháng 10/2018, diễn đàn kinh tế thế giới WEF đã đánh giá Mỹ là nền kinh tế cạnh tranh nhất tuần cầu. Lần gần nhất kinh tế Mỹ đạt được điều này là trước cuộc đại khủng hoảng kinh tế 2008. Báo cáo của WEF nhận định: “Mỹ là nền kinh tế tiệm cận tới trạng thái lý tưởng nhất. Vượt qua Singapore, Nhật Bản, Đức nhờ văn hóa kinh tế sôi động, thị trường lao động có tay nghề cao và gốc rễ tài chính cực mạnh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã hứa mức tăng trưởng GDP sẽ luôn duy trì ở mức 3% hàng năm. Chuyên gia kinh tế hàng đầu của chính phủ Obama, ông Lawrence Summers đã từng mỉa mai mục tiêu này là: “Thỏa đáng nếu quý vị tin vào các tooth fairy (nàng tiên răng)”.

Lawrence “Larry” Summers, Thư ký Hội đồng Kinh tế Quốc gia trong chính quyền Tổng thống Barack Obama

Con số thực tế được công bố trong năm 2018 là 2,9%, thấp hơn 0,1% so với kỳ vọng. Phe Dân chủ đã ngay lập tức lợi dụng con số này để chụp mũ rằng kinh tế Mỹ đang “hụt hơi” dưới thời ông Trump. Đồng thời ém nhẹm đi sự thực rằng đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ 2015 và được cải thiện rất nhiều so với mức tăng 2,2% đạt được vào 2017. Càng ấn tượng hơn con số này được sinh ra trong lòng “cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung”, cơn bão sụt giảm tổng cầu (Demand) toàn cầu, và những bấp bênh như đi trên dây của EU xung quanh việc đi hay ở của Vương Quốc Anh (Brexit).

Tỷ lệ thất nghiệp đáng mơ ước

Tỷ lệ thất nghiệp đầu nhiệm kỳ của ông Obama là 10%, cuối nhiệm kỳ là 4,8%. Nhưng đó chẳng là gì so với con số 3,7%, mà chính phủ Trump đạt được trong 2 năm cầm quyền, mức thấp nhất trong 50 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm người Mỹ gốc Phi, gốc Á và những người không có bằng đại học đều giảm thấp xuống mức kỷ lục.

Tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp kỷ lục mang lại nụ cười cho mọi tầng lớp nhân dân Mỹ

Theo thống kê từ bộ lao động Hoa Kỳ, dưới thời tổng thống B. Obama, nước Mỹ đã mất gần 200.000 việc làm trong ngành sản xuất. Nhưng kể từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống tới nay, việc làm ngành sản xuất tăng thêm gần nửa triệu, và trong cả nền kinh tế là 4,5 triệu việc làm. Rõ ràng ông Trump đã thực hiện rất tốt các cam kết của mình, đó là lấy lại công ăn việc làm cho những người Mỹ đích thực, yêu lao động.

Sự bùng nổ của giai cấp công nhân và tầng lớp trung lưu

Dưới thời tổng thống Trump, tốc độ tăng lương công nhân nhanh hơn nhân viên văn phòng. Từ đó giúp đẩy mạnh sức sản xuất cho nền kinh tế, đồng thời nâng cao mức sống của những người Mỹ chân chính, yêu lao động.

Niềm tin đang trở lại với những người Mỹ chân chính, yêu lao động

Ngoài ra, việc rút khỏi những hiệp định quốc tế mang tính bản lề đã giúp tầng lớp trung lưu của nước Mỹ được giải phóng khỏi gông cùm đã kìm chân họ suốt cả hàng thập kỷ nay.

Đàm phán lại 1 số hiệp định nhằm phục vụ chính sách “Nước Mỹ trước tiên”

Bất chấp mọi hồ nghi và sự chỉ trích của giới quan sát cũng như công luận trên toàn thế giới, tính đến đầu tháng 4/2019, ông Donald Trump đã rút khỏi/dọa rút khỏi/ yêu cầu đàm phán lại tổng cộng 11 hiệp định và tổ chức Quốc Tế. Trong đó nổi cộm là 2 hiệp định mang tính bản lề:

Các quốc gia tham gia hiệp định biến đổi khí hậu

Thứ nhất là hiệp định biến đổi khí hậu Paris (BDKH). Ngay từ lúc tranh cử tổng thống Donald Trump đã nói ra 1 sự thật khiến Trung Quốc phải rùng mình sợ hãi, ấy là: “Biến đổi khí hậu là trò mà Trung Quốc nghĩ ra để đánh què nền kinh tế Mỹ”. Ông Trump nói vậy vì theo như hiệp định BDKH Paris thì Trung Quốc là quốc gia xả thải khí CO2 hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo hiệp định này thì chỉ có mỗi Mỹ phải cắt giảm lượng khí CO2 (kéo theo giảm sản xuất công nghiệp) và sẽ bị thiệt hại tới hơn 3.000 tỉ USD GDP và mất gần 3 triệu việc làm cho tới năm 2025.

Tỉ trọng xả thải khí CO2 ở 1 số quốc gia (đơn vị %), nguồn: UNFCCC 6/2017

Trong khi đó Trung Quốc lại không chịu bất cứ ràng buộc nào bởi hiệp định này, lại được tự do xả CO2 thoải mái tới hơn 13 năm (sau đó thêm bao lâu nữa thì không ai biết). Nói vậy bởi trước nay, Trung Quốc luôn nổi tiếng với việc phớt lờ nhiều hiệp ước, hiệp định của quốc tế áp đặt lên mình. Như các phán quyết về biển Đông của trọng tài quốc tế về đường lưỡi bò v…v. Vậy lấy gì để đảm bảo Trung Quốc sẽ tuân thủ hiệp định này? Trong khi đó Mỹ hay nói đúng hơn là tầng lớp trung lưu của Mỹ (middle class) lại là con dê bị đem ra tế thần cho sự bất bình đẳng này?

Yêu sách đường lưỡi bò trên biển Đông là minh chứng cho tham vọng vô đáy của Bắc Kinh

Tuy biết rằng nước Mỹ sẽ hứng chịu những thiệt hại nặng về kinh tế cũng như vị thế chính trị. Thế nhưng, dưới thời Obama, ông ta đã bằng mọi giá sử dụng 8 năm cầm quyền của mình để kí bằng được hiệp định này. Bất chấp sự phản đối của đảng Cộng Hòa (khi đó nắm quyền kiểm soát quốc hội Mỹ). Tại sao 1 lãnh đạo tối cao của nước Mỹ, người phải luôn nghĩ tới lợi ích của nhân dân Mỹ lên hàng đầu lại cam tâm bán đi lợi ích quốc gia để phục vụ ngoại bang? Nếu không phải vì khi tranh cử đảng Dân Chủ của Obama đã nhận rất nhiều tiền của Trung Quốc để phục vụ cho họ?

Tranh biếm họa những người đi bầu cử cho Hillary Clinton chỉ vì bà là… nữ

Hiệp ước bất bình đẳng thứ 2 cũng từ 1 tổng thống của Đảng Dân Chủ khác là Bill Clinton (chồng của bà Hillary Clinton, đối thủ của Donald Trump trong cuộc chạy đua vào nhà trắng) kí kết là các hiệp ước thương mại tự do toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo như hiệp ước này thì hàng hóa của Trung Quốc như những cơn sóng thần thi nhau tràn vào Hoa Kỳ, cuốn phăng đi thị phần và công ăn việc làm của nền kinh tế Mỹ. Và lạ đời hơn nữa là chúng thoải mái tác quái trong hơn 1 thập kỷ mà không lo bị đánh thuế giá cao.

Vạn lý trường thành trên Internet của Trung Quốc

Nhưng tại chiều ngược lại, Trung Quốc không hề fair play mà lại dựng lên hàng loạt hàng rào thuế quan cấm cản các công ty Mỹ vào kinh doanh. Ví dụ như để phát triển doanh nghiệp nội địa, Trung Quốc sẵn sàng cấm Google, Amazon, Facebook v.v.. cùng nhiều công ty khác của Mỹ để tạo ra Baidu, Alibaba, hay Weibo v.v.. của riêng Trung Quốc.

Kinh ngạch thương mại của các nước tham gia hiệp định thương mại NAFTA, dễ nhận thấy mỗi năm Mexico đút túi 82 tỉ USD nhờ xuất nhập khẩu với Mỹ và Canada

Không những vậy thông qua hiệp định NAFTA(đang được ông Trump yêu cầu đàm phán lại với tên gọi mới) mà Mỹ kí với Mexico. Thì thép Trung Quốc đội lốt Mexico tràn qua biên giới tàn sát ngành công nghiệp sản xuất thép nổi tiếng của nước Mỹ.

Biểu tình phản đối chính phủ Mỹ đóng cửa do vỡ trần nợ công thời Obama

Cứ như thế, kinh tế Mỹ ngày càng kém đi, thất nghiệp ngày càng nhiều. Đỉnh điểm dưới thời B. Obama, nợ công nước Mỹ đã lên đến tới hơn 2.000 tỉ USD. 1 mình Obama làm ra số nợ bằng 43 đời tổng thống trước trong hơn 300 năm cộng lại. Con số phải ăn trợ cấp nghèo đói lên tới hơn 40 triệu người (hơn 10% dân số).

Tranh biếm họa tổng thống Donald Trump cùng các chính sách bị cho là “đi ngược lại với giá trị Mỹ”

Donald Trump có thể là “gã kỳ lạ” nhất trong 45 đời tổng thống của Hoa Kỳ. Tai tiếng nhất, bị chỉ trích nhiều nhất, nhưng cũng là người vì nước Mỹ nhiều nhất. Chính vì lí do này mà khi Donald Trump – 1 kẻ ngoại đạo trong chính trị đã có được sự ủng hộ tuyệt đối từ những người Mỹ chân chính, yêu lao động. Vì ông đã dám nói ra cái mà giới đầu sỏ chính trị, tinh hoa Mỹ luôn che giấu bấy lâu nay. Viết tới đây, tôi chợt rùng mình bởi nếu trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 tới đây, ông Trump không tái đắc cử, tương lai của nước Mỹ và thế giới sẽ đi về đâu?

VNailNews giúp đăng tin, viết bài cho business người Việt như Tìm Thợ, Bán Tiệm, Dạy Nghề, Nhà Hàng, Nail Supply, Cắt Tóc, Sửa Tiệm, Bán Nhà, Trông Trẻ…. Tin bài sẽ được quảng cáo trên Google, Facebook đảm bảo hiệu quả hơn nhiều lần so với cách đăng tin đơn thuần cũ.Tìm hiểu thêm tại đây.

Cùng chuyên mục
Tin mới
Tin nổi bật
Loading...
Loading...
... Tin Đăng ... Home ... Bài Viết