
Một trong những cách giúp tiệm nail nói riêng và doanh nghiệp nói chung phát triển đó là thêm những dịch vụ mới. New service sẽ mang đến thêm nguồn thu nhập từ khách hàng hiện tại và tăng số lượng khách hàng mới. Nhưng, việc gia tăng dịch vụ đòi hỏi chủ tiệm phải lên kế hoạch thật kỹ lưỡng, dự trù các khả năng xảy ra và sự kiên nhẫn. Khi nail salon owners đi đúng hướng họ có thể tăng thêm 20 – 35% doanh thu, ngược lại chủ cửa hàng sẽ phải trả giá đắt cho bước đi sai lầm.
Nếu câu trả lời là có và nhân viên trong tiệm chưa từng được học hay có kinh nghiệm về dịch vụ này thì khá khó cho cửa hàng của bạn trong việc giành lợi thế cạnh tranh. Không có lợi thế đồng nghĩa với việc công sức, chi phí cho quảng cáo, ưu đãi và hệ thống để quản lý dịch vụ mới này cao hơn. Nó có thể mất đến 2 – 3 năm để hoàn lại vốn ( tất nhiên tùy thuộc vào bạn đầu tư bao nhiêu).
Một số chủ tiệm lựa chọn cách khôn ngoan hơn – thuê một người có kinh nghiệm dày dặn đối với mảng dịch vụ mới. Nếu bạn tìm được người không chỉ có kinh nghiệm làm việc mà còn cả kinh nghiệm đào tạo, chúc mừng bạn đã bước được vào ngành dịch vụ mới đấy một cách dễ thở và thuận lợi hơn.
Sẽ chẳng ai đến tiệm nail để mua sắm quần áo hay tã bỉm đâu, dịch vụ mới bạn định thêm vào phải liên quan đến tiệm của bạn, giúp mở rộng thêm việc kinh doanh cũng như doanh thu. Giới thiệu dịch vụ mới như tiện ích bổ sung cho hoạt động kinh doanh hiện tại giúp tiết kiệm chi phí và đơn giản hoá tiếp thị đến khách hàng. Một số ví dụ khá thành công như make up cho tiệm làm tóc, dịch vụ massage – bấm huyệt trong nail salon,…
Thay vì suy đoán kiểu “Khách hàng của mình chắc đang rất mong muốn dịch vụ này”, tốt hơn hết là khảo sát trực tiếp khách hàng. Người chi trả cho dịch vụ mới không phải là suy nghĩ của bạn mà là những vị khách – điều này có nghĩa: Chủ doanh nghiệp không nên quá chủ quan mà nên có những khảo sát thực tế.
Tiến hành khảo sát tối thiểu 50 khách hàng (tốt nhất là khách quen) xem liệu họ có hứng thú với dịch vụ đấy không và khi nào thì họ muốn trải nghiệm. Đây là bước đầu tiên cũng là cơ bản nhất khi bạn quyết định lựa chọn thay đổi quyển menu của tiệm, nếu bỏ qua salon của bạn sẽ chịu tổn thất khá nặng nề.
Ngoài nhu cầu, chủ tiệm cần tính toán đến giá cả dịch vụ: Khách hàng hiện tại có thể chi trả bao nhiêu cho một lần ghé thăm tiệm, cửa hàng của bạn là cửa hàng bình dân hay cao cấp?
Với nhân viên hiện tại, liệu họ có thời gian để thực hiện thêm dịch vụ mới hay không. Khi bạn xác định được ai có thể giúp bạn vận hành dịch vụ mới, đừng vội mừng, hãy chắc chắn việc cô/anh ấy hiểu đúng về dịch vụ mới và không bị lẫn lộn hay ảnh hưởng tới công việc hiện tại (trong trường hợp chạy song song). Trong quá trình làm việc với team, bạn cũng có thể phát hiện ra khả năng hay kinh nghiệm của một số thành viên trong lĩnh vực bạn hướng đến – điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong khi lên kế hoạch định hướng.
Khi chọn được nhân sự, một điều nữa làm owners băn khoăn chính là lương trả cho nhân viên. Nhân viên độc lập sẽ có khoản lương, thưởng cố định được deal khi nhận việc, tuy nhiên, thời gian đầu dịch vụ mới thường ít khách nên chủ tiệm thường phải chịu chi phí lương này trong một khoảng thời gian.
Hoặc, nhân viên hiện tại sẽ được đào tạo về dịch vụ mới, cách tính lương có thể tính theo % chi phí mà khách hàng sử dụng dịch vụ mới, cách này giúp owners tiết kiệm chi phí nhưng cần phải tỉnh táo khi sắp xếp ca làm cũng như book lịch cho khách.
Ngoài ra, thời gian đầu khi chạy dịch vụ mới, khách hàng có thể chưa quen, ngoài marketing cho dịch vụ đó trên các kênh online và offline, nail salon owners có thể tạo ra một quyền lợi trong team nhân viên – ví dụ như nhân viên upsell thành công sẽ được hưởng % từ phí dịch vụ
Sau tất cả, hãy tự hỏi tại sao bạn muốn thêm dịch vụ này vào cửa hàng. Tiếp theo, bạn cần vạch ra một bản kế hoạch về những gì bạn sẵn sàng bỏ ra (chi phí, nhân sự, ưu đãi,…) và những gì bạn mong muốn đạt được (doanh thu, review,…). Việc vạch kế hoạch giúp bạn đánh giá một cách trung thực từng giai đoạn để tiến tới mục tiêu, đồng thời giúp bạn tính toán được liệu chi phí đầu tư cho dịch vụ này có phù hợp với vốn mà cửa hàng đang có hay không. Cố gắng làm quá nhiều thứ với nguồn tài nguyên hạn chế là lý do dễ dẫn đến thất bại.
Trên đây là một số lưu ý khi bạn muốn tăng doanh thu cửa hàng từ cách thêm dịch vụ mới. Hi vọng bài viết giúp bạn có một cái nhìn tổng quan trong việc phát triển kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm: Nail salon và rượu vang – ý tưởng điên rồ hay đột phá