Lần thứ tư liên tiếp, hôm 01/08/2020 hàng chục ngàn người tại thành phố Khabarovsk trong vùng Viễn Đông Nga lại xuống đường đòi trả tự do cho thống đốc của bang, ông Serguei Furgal.
Người biểu tình đòi tự do cho ông Serguei Furgal
Nhân vật này bị bắt hôm 09/07 vì tội sát nhân và đã bị chuyển về Matxcơva để xét xử. Khẩu hiệu bài Putin ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong đoàn người tuần hành.
Năm 2018 Serguei Furgal đã đắc cử vẻ vang để lãnh đạo bang Viễn Đông Nga, đánh bại ứng cử viên được điện Kremlin hậu thuẫn. Các cuộc xuống đường liên tiếp tại thành phố Khabarovsk được xem là phong trào phản kháng quy mô nhất tại Nga từ nhiều năm qua ở ngoài khu vực thủ đô Matxcơva.
Truyền thông địa phương ước tính có từ 35.000 đến 50.000 người hưởng ứng cuộc tuần hành trên đường phố Khabarovsk hôm qua.
Đặc phái viên Daniel Vallot gửi về bài tường trình :“Putin, hãy từ chức” Khẩu hiệu được người biểu tình hô vang. Càng lúc các cuộc tuần hành tại Khabarovsk càng mang đậm màu sắc chính trị.
Ban đầu khẩu hiệu bài tổng thống Vladimir Putin chỉ đứng hàng thứ yếu, nhưng rồi khẩu hiệu này ngày càng chiếm một vị trí quan trọng hơn trong đoàn người tuần hành.
Một trong những người biểu tình, bà Olga nói “trước đây tôi tin vào tổng thống Vladimir Putin, nhưng kể từ khi thống đốc vùng Viễn Đông Nga bị bắt thì tất cả đều tiêu tan. Tôi mới sáng mắt ra và hiểu rằng, tại đất nước mình, ai cũng có thể bị bắt mà không cần có lý do. Thật khủng khiếp”.
Được bầu vào chức vụ lãnh đạo cấp vùng hồi năm 2018 với đa số rộng rãi, ông Serguei Furgal có uy tín rất lớn đối với người dân tại đây. Vụ ông bị bắt giữ được công luận tại chỗ xem như là một tín hiệu mới cho thấy trung ương không hề quan tâm đến vùng Viễn Đông Nga.
Bà Elena, một người trong đoàn biểu tình cho biết: “Vùng chúng tôi cư ngụ trù phú, có nhiều rừng, giàu tài nguyên thiên nhiên, nhiều cá … nhưng tất cả những thứ ấy đều bị gửi về Matxcơva. Chúng tôi chẳng được hưởng chút gì, như thể là chúng tôi đang sống ở một quốc gia kém phát triển vậy. Chính quyền trung ương cần hiểu rằng họ phải tôn trọng chúng tôi vì chúng tôi cũng là một bộ phận của nước Nga”.
Trước mắt, điều khá bất ngờ là chính quyền Nga không quyết định đàn áp các cuộc biểu tình. Có thể là do muốn tránh đổ thêm dầu vào lửa, tiếp sức cho một phong trào phản khác quy mô chưa từng thấy.
Có một điều mà mình khá chắc là sẽ không xuất hiện một cuộc đàn áp quy mô lớn và bạo lực xảy ra ở Nga. Vì các điều sau:
Đây là một cuộc biểu tình ôn hòa. Ít nhất hiện tại chưa có dấu hiệu người biểu tình đập phá hay bạo loạn.
Thế giới đang cực kì nhạy cảm với những từ “biểu tình”, “đàn áp” (cám ơn Hongkonger nào). Nếu chính quyền Putin có động thái bạo lực sẽ chẳng có gì bất ngờ khi trong vòng 1 tháng sẽ xuất hiện một dự luật chế tài các quan chức Nga dẫn đầu đàn áp.
Và cuộc biểu tình nay chưa chuyển hóa hoàn toàn sang một cuộc đảo chính. Chỉ mới là biểu tình vì một nhân vật bị bị bắt giữ (có thể tội danh chỉ là gán ghép cho).
Nhưng bạn biết đấy, tương lai luôn biến động. Ai biết đâu ngày mai ở Nga có một ai đổ thêm một chút dầu để chút lửa lan ra thành một đám cháy.