
Không phải tin tức nào trên mạng cũng là thật. Nếu không có kiến thức đầy đủ, người dùng Internet dễ tiếp thu sai lệch. Điều này ảnh hưởng trực tiếp cá nhân người đọc, nguy hiểm hơn khi họ phát tán rộng rãi, gây ra hậu quả khôn lường.
Vậy, làm thế nào để phân biệt tin giả, tin thật trên Internet? Nếu cảm thấy thông tin có gì đó sai sai, hãy đặt ra vài câu hỏi dưới đây:
Chú ý tới hậu tố tên miền của đường dẫn (link). Có nhiều trang web giả mạo bắt chước những trang web có danh tiếng và đáng tin cậy, giống nhau cả URL và tên miền, nhưng thay vì dùng .com họ sẽ dùng .com.co ở cuối.
Vì vậy, nếu thấy hậu tố tên miền của đường dẫn (link) có dạng như “.co” hay “.su” hoặc bất cứ một hậu tố kiểu như vậy, hãy cảnh giác.
Nhiều người thường không kích chuột vào xem nội dung của bài viết mà chỉ đọc nội dung tiêu đề. Đây là một trong những lý do lớn nhất khiến tin tức giả lan truyền trên mạng xã hội.
Có rất nhiều thông tin thật từ thời xa xưa nào đó bị “khai quật” và chỉnh sửa để làm chất liệu cho nội dung thông tin mới lái theo chủ định của người viết.
Khi bạn nghi ngờ độ chân thật của thông tin, hãy kiểm tra bằng cách tìm kiếm trên Google những từ khóa hay sự kiện đang được đưa ra trong bài, xem có trang web nào đưa tin như vậy hay không? Những tin đó đăng từ bao giờ?
Để phục vụ cho ý đồ bóp méo sự thật, tin tức giả mạo thường sử dụng hình ảnh hoặc video được cắt cúp, chỉnh sửa. Người dùng Internet có thể xác minh độ tin cậy của các bức hình trong bài viết bằng cách bấm chuột phải vào tấm hình cảm thấy đáng ngờ và chọn “search Google for image.”
Những trang web chứa hình ảnh giống tấm ảnh bạn vừa tìm sẽ hiển thị. Nếu hình vừa tìm có điểm khác biệt với những tấm còn lại hoặc nhiều web cũng dùng ảnh đó nhưng với nội dung khác thì nên cảnh giác với nội dung bài viết mà bạn đang đọc.
Gần đây, đoạn video gây hiểu lầm về Tổng thống Trump được chia sẻ rộng rãi trên mạng. Cùng thời điểm, một bức ảnh giả cũng được chia sẻ trên mạng xã hội liên quan đến chiến dịch vận động tranh cử của ông.
Hậu quả là vô số tài khoản mạng xã hội Twitter đã đăng đoạn video kèm theo nghi vấn về sức khỏe tâm thần của Tổng thống, cáo buộc ông “lạc lối và mất phương hướng”. Twitter sau đó gắn cờ và xóa bỏ video này. Tuy nhiên, đến thời điểm bị gỡ bỏ, video đã có tới 2 triệu lượt xem.
Tin thật thường chứa đường link tới những thông tin đáng tin cậy và đưa ra ngày tháng, thông tin khác có thể xác nhận sự thật.
Sự thiên vị của mỗi người cũng là một lý do lớn khiến cho tin tức giả có cơ hội lan tràn.
Ví dụ, nếu bạn không thích ông Trump, bạn dễ có xu hướng cho rằng những thông tin tiêu cực về vị Tổng thống là đúng dù không có bất kỳ bằng chứng nào.
Nếu gặp mẫu tin cực “hot” muốn chia sẻ ngay, nhưng không chắc tin tức đó chính xác không, hãy lọc từ khóa trong tin tức và đối chiếu từ khóa đó với vài trang tin uy tín hay tờ báo chính thống. Kiểm tra xem tin tức bạn đang phân vân có được các website này đăng tải không, cũng như độ chính xác về nội dung.
Chẳng hạn đối với tin tức tiếng Anh, nếu không thấy nó trên Google News, rất có thể đây là tin giả.
Hình thức lừa đảo bằng website giả mạo vốn không phải mới, nhưng chưa bao giờ hết “hot” và luôn được tin tặc tận dụng bởi dễ triển khai vì tỉ lệ thành công cao. Các website giả mạo ngày càng được thiết kế tinh vi, giống tới hơn 90% so với trang gốc, khiến nạn nhân khó phát hiện ra nếu không tập trung.
Đầu tiên, hãy xem xét kỹ tên miền cũng như URL trang web trước khi truy cập. Tên miền website giả thường được đặt rất giống với website thật, đôi khi chỉ khác nhau ở một hoặc một vài ký tự nhỏ khó nhận ra.
Chẳng hạn, tên miền VNailNews.com hay VNailPro.com là thật và đáng tin cậy. Những tên miền tương tự nhưng kết thúc với .co hay .su đều giả mạo. Cẩn thận hơn, hãy tìm kiếm nhanh trên Google về tên miền này và kết quả đầu tiên xuất hiện sẽ cung cấp địa chỉ chính xác trang web.
Fact Check Explorer là công cụ kiểm tra được Google phát triển để kiểm tra tính xác thực của tin tức được đăng tải.
Để kiểm tra, copy đoạn văn bản trong bản tin mà mình đang nghi ngờ làm từ khóa tìm kiếm, sau đó paste vào thanh kiểm tra trên công cụ Fact Check Explorer.
Lập tức, một quá trình được gọi là Claim Review (yêu cầu đánh giá) dựa trên thuật toán AI của Google được triển khai. Kết quả trả về là các bài báo, mẩu tin liên quan giúp bạn xác thực mức độ tin cậy của thông tin.
Với lượng người dùng thường xuyên cực lớn, YouTube được coi là nơi để phát tán tin tức giả.
Nếu nghi ngờ với thông tin được đưa trong đoạn video, hãy kiểm tra mô tả kênh đang phát video, quy mô của kênh và các liên kết đến những trang truyền thông xã hội khác, để xem kênh này có đáng tin không.