
Kể từ 0 giờ, ngày 15/9, tất cả các nhà cung ứng không phải của Mỹ trên toàn cầu sẽ phải ngừng giao hàng cho Huawei nếu sản phẩm của họ chứa công nghệ Mỹ. Theo quy định kiểm soát xuất khẩu 17/8, các nhà cung ứng này cần xin giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn duy trì quan hệ với Huawei.
Huawei đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Tất cả linh kiện quan trọng nhất với Huawei đều chịu ảnh hưởng: Từ con chip đến màn hình, ống kính máy ảnh, bảng mạch. Thiết bị điện tử vốn rất phức tạp. Thiếu bất kỳ linh kiện nào thì không thể lắp ráp thiết bị hoàn chỉnh như smartphone, laptop.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Bảo mật và Quốc phòng Đài Loan Su Tze-yun, chuyên gia về chuỗi cung ứng, cho rằng: Huawei có thể tìm linh kiện thay thế cấp thấp. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến sản phẩm Huawei kém hấp dẫn hơn nhiều, thậm chí trở về xuất phát điểm của 10 năm trước.
Không chỉ đối mặt với sóng gió bên ngoài, nội bộ Huawei cũng đầy bão tố. Nguy cơ chảy máu chất xám của hãng công nghệ lớn nhất Trung Quốc ngày càng trở nên trầm trọng. Huawei đã mất hàng trăm nhân tài vào tay đối thủ. Số phận của Huawei cực kì quan trọng đối với ngành công nghệ Trung Quốc.
Các nhà cung ứng phải điều chỉnh trước việc mất mát một khách hàng lớn. Các đối thủ lớn nhỏ từ Apple, Samsung, Xiaomi, Oppo, Vivo, Ericsson và Nokia đều sẵn sàng giành giật thị phần. Trong khi đó, những công ty mua thiết bị 5G từ Huawei cũng phải tìm phương án thay thế. Tất cả đều khiến chuỗi cung ứng công nghệ phải rúng động.
Thành công phi thường đó hầu như không có dấu ấn tại thị trường Mỹ, nơi Huawei trở thành mục tiêu gây lo lắng về nạn hack của Trung Quốc từ những năm 2000. Ngày nay, Huawei là đứa con gây nhiều lo lắng và đang đứng trước một cơn bão toàn cầu.
Không lâu sau khi bắt đầu cạnh tranh với các công ty bộ định tuyến của Mỹ, Huawei bắt đầu gặp khó khăn:
Rõ ràng là cuộc đọ sức này đã diễn ra trong một thời gian dài.
Ở mảng smartphone, Huawei đã cảm nhận sức nóng tại thị trường châu Âu, nơi doanh số giảm 16% trong quý II trong khi Samsung và Xiaomi tận hưởng tăng trưởng lần lượt là 20% và 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Samsung nhanh chóng tận dụng khó khăn của Huawei, khẳng định vị thế như phương án thay thế ổn định khi thương thuyết với các nhà bán lẻ và nhà mạng lớn.
Mảng di động Công ty này đối mặt với bất ổn lớn. Huawei đã bắt đầu mất thị phần tại quê nhà sau ngày định mệnh 15/9. Doanh số smartphone năm tới, có thể giảm từ 195 triệu trong năm nay xuống còn 50 triệu máy, so với 240 triệu máy hồi 2019 nếu Mỹ không nới lỏng lệnh cấm.
Hàng chục năm qua, thiết bị viễn thông là mảng trụ cột của công ty, đóng vai trò lớn giúp các nhà mạng Trung Quốc xây dựng hạ tầng 5G. Tuy nhiên, tốc độ lắp đặt 5G tại Trung Quốc chậm lại khi Huawei chạy đua thiết kế lại và loại bỏ nhiều công nghệ Mỹ nhất có thể ra khỏi sản phẩm.
Huawei hiện nắm khoảng 28% thị trường thiết bị viễn thông. Nếu không thể cung ứng lâu dài, người hưởng lợi sẽ là Samsung, Ericsson, Nokia cũng như một số công ty Nhật như NEC, Fujitsu. Thương vụ 6,7 tỉ USD mới đây với Verizon đã đưa Samsung lên thế trên so với Ericsson, Huawei và Nokia.
Còn Xiaomi thì có thể đoạt lại thị phần Trung Quốc nếu Huawei không thể ra nhiều smartphone mới như trước. Dù việc sản xuất iPhone 5G bị trì hoãn, Apple cũng không bỏ lỡ cơ hội khi vẫn lên kế hoạch ra mắt dòng sản phẩm mới trong năm nay và yêu cầu đối tác chuẩn bị linh kiện đủ cho tối đa 80 triệu iPhone 5G. Điều này cho thấy triển vọng với Apple vô cùng lạc quan.
Công ty thử nghiệm và đóng gói chip lớn nhất thế giới ASE Technology Holding cảnh báo: Lệnh cấm sẽ khiến doanh thu Huawei năm 2020 giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhiều người tin rằng dù ai thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới thì căng thẳng Mỹ – Trung vẫn không biến mất. Bởi lẽ, 2 nền kinh tế lớn nhất Thế giới đang cạnh tranh nhau vị trí bá chủ công nghệ.