
Những vết rỗ xảy ra khi có sự phát triển bất thường của tế bào và gây ra sự tích tụ cặn trên móng tay. Khi những tế bào này rơi ra, chúng để lại những lỗ hổng và vết lõm. Nếu rỗ móng tay liên quan bệnh vẩy nến, bạn có thể gặp các dấu hiệu sau:
Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, bệnh vẩy nến móng tay có thể khiến móng vỡ vụn. Có một vài nguyên nhân khác gây ra rỗ móng không liên quan bệnh vẩy nến bao gồm:
Có nhiều cách điều trị được khuyến cáo và chứng minh. Một lựa chọn trong số đó là sử dụng liệu pháp quang học hoặc liệu pháp ánh sáng trên móng bị ảnh hưởng.
Thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporine (Neoral) và methotrexate (Trexall) cũng có thể dùng. Tuy nhiên, những thuốc này có khả năng gây độc cho cơ thể, cần cẩn trọng khi dùng. Một số bác sĩ sẽ khuyên bổ sung vitamin D3 để tăng cường miễn dịch cho móng. Trong vài trường hợp, phương pháp điều trị này cũng không hiệu quả. Người bệnh hãy tránh các tác nhân như chấn thương vùng tay hoặc chân khiến tình trạng rỗ móng trở nên tệ hơn.
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh vẩy nến móng tay, cách điều trị sẽ khác biệt. Bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính có xu hướng bùng phát vào những thời điểm khác nhau trong cuộc sống. Vì thế, người bị bệnh vẩy nến móng tay phải tránh căng thẳng về thể chất, tâm lý và cảm giác tiêu cực. Nếu thấy căng thẳng hoặc buồn bã, hãy nhờ đến bác sĩ.
Hãy là người thợ có tâm. Đừng cố gắng “mời chào” khách và không dùng bất kỳ sản phẩm nào lên móng có dấu hiệu sưng đỏ, nhiễm trùng hay tình trạng giống thế này. Ngược lại, khuyến khích khách lấy ý kiến bác sĩ trước khi làm móng, đặc biệt móng cải tiến. Làm được như vậy, bạn đã trở nên rất chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và việc họ quay lại tìm bạn là điều hiển nhiên.