
Chủ nghĩa xã hội dân tộc, điều mà Trung Quốc đề cao, chưa bao giờ có trong lý luận và được thừa nhận trong lịch sử của chính phong trào Cộng sản và công nhân Quốc tế.
Trước hết hãy phân tích những đặc điểm của điều được cho là Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc, hay Chủ nghĩa Xã hội dân tộc:
Ở góc độ lí luận trong lịch sử phong trào Cộng sản công nhân Quốc tế thì chưa bao giờ chấp nhận khái niệm Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Mà Chủ nghĩa Xã hội về mặt hướng đích, thì phải mang tính chất toàn nhân loại và không phân biệt quốc gia dân tộc về mặt lí thuyết, nó chỉ phân biệt về mặt giai cấp thôi chứ không phân biệt về mặt dân tộc. .
Trong thực tế chính trị, lãnh đạo các quốc gia định xây dựng thứ lí luận mang màu sắc dân tộc, khi mà hệ thống Xã hội Chủ nghĩa còn tồn tại thì đều bị phê bình, bị tẩy chay. Và cao hơn nữa là bị trục xuất khỏi hệ thống, không thừa nhận.
Ví dụ hiện tượng được gọi là ‘Chủ nghĩa xét lại’ của phương Tây một thời, là bản chất của Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc. Hiện tượng này cực kì quan trọng, mang ý nghĩa quyết định để người ta biến nó thành kẻ thù về mặt lí luận, đó là sự tồn tại của đảng chính trị Phát-xít Đức mà tên chính thức là ”National Socialist Party”, dịch đúng nghĩa ”Đảng Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa” không phải Quốc Xã như vẫn dùng để lấp liếm nội dung thực.
Không bàn luận Chủ nghĩa Xã hội Dân tộc về lí thuyết là đúng hay sai và có đáng tồn tại không. Đó là vấn đề lớn, phức tạp. Nhưng nếu tự coi là Chủ nghĩa Xã hội, thì phải lặp lại những luận điểm cơ bản, tuân thủ nguyên tắc kiến tạo xã hội từng có trong lịch sử, thì mới là Chủ nghĩa Dân tộc còn nếu không, xây dựng một cái khác thì đó là cái khác.
Liên Xô và các nước từng là nạn nhân khi bổ sung lí luận rồi thay đổi một số luận điểm cơ bản Chủ nghĩa Xã hội (không phải luận điểm cốt tử nhất), nhưng cũng là biến đổi đi, thì bị Trung Quốc phê phán và gọi là ‘Chủ nghĩa xét lại’ và chúng ta đều biết những gì xảy ra sau đó.
Sau khi hệ thống Xã hội Chủ nghĩa Thế giới sụp đổ và không còn tồn tại Quốc tế Cộng sản nữa, một thời kì dài tiếp đó là khủng hoảng mặt lí luận trong các nước còn theo Xã hội Chủ nghĩa và Trung Quốc sau thời gian dài tìm kiếm đã mạnh dạn và ngày nay khẳng định công khai sẽ xây dựng một thứ Xã hội Chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.
Cái “đặc sắc”, trước hết là Chủ nghĩa Xã hội của và chỉ cho người Trung Quốc. Nếu là Chủ nghĩa Xã hội của người Trung Quốc thì sử dụng lại tất cả thành phần tư tưởng trong quá khứ, tận dụng lại lí luận tạo ra từ thời cổ đại.
Có thể nói về 2 học thuyết Trung Quốc đang sử dụng. Một là Tư tưởng Đại đồng trong Nho Giáo, mô tả về một xã hội hoàn hảo: Vua thì sáng, Tôi thì hiền, Đất nước thì hòa mục, Dân thì đồng thuận, rồi trật tự ổn định, dùng cái Đức của người cầm quyền cảm hóa người dân, xã hội không có tệ nạn. Một xã hội từ trên xuống dưới thấm nhuần và thống nhất thì gọi đó là Xã hội Đại đồng.
Tuy nhiên trong quá khứ, rất nhiều nhà lí luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những Đảng khác đều quy rằng đó là Chủ nghĩa Xã hội không tưởng và không rõ ràng.
Trung Quốc chia cái Thiên hạ (theo nghĩa thời đó là những gì dưới trời mà họ biết) thành 5 phạm vi, là 5 vòng tròn đồng tâm, sống trong vòng tròn nào hưởng quy chế tương ứng, lần lượt là ‘Điện, Hầu, Yêu, Tuy, Khoang’.
Với cách thực thi chính trị theo mô hình như vậy, các hoàng đế Trung Quốc xưa đã xây dựng chế độ xã hội hiện thực theo kiểu trung tâm là Hoa, người Hán là Hoa. Hoa là tốt đẹp, rực rỡ.
Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc thực ra là khai thác lý luận còn sót lại từ thời phong kiến cổ xưa và bản chất là ‘không tưởng’.
Cái lí luận thứ 2 mà Trung Quốc khai thác hiện nay là lí luận của Mặc Tử. Tinh thần của Mặc Tử là tinh thần kiêm ái (yêu người như yêu chính bản thân mình, không phân biệt ranh giới). Các nhà nghiên cứu gọi lí thuyết Mặc Tử là Chủ nghĩa Cộng sản không tưởng, dành cho tầng lớp dưới, thợ thủ công và thương nhân, rồi những người thấp kém.
Cho nên, lí thuyết của tư tưởng này có rất nhiều yếu tố kiêm ái, mang màu sắc hòa đồng, muốn xây dưng một lí tưởng công bằng, vì họ đại diện cho tầng lớp dưới nên đòi công bằng cũng là bình thường.
Đó là cái không tưởng của Cộng sản Chủ nghĩa từ Mặc Tử và trong quá trình xây dựng các đế chế, các chế độ chuyên chế theo mô hình của Nho Giáo, thì Mặc Tử bị loại ra khỏi phạm vi quan tâm và biến mất khỏi lịch sử.
Những tản mát sót lại của tư tưởng này, Trung Quốc gọi là Biệt Mặc. Vì Biệt Mặc không liên quan gì Chủ nghĩa Cộng Sản, Chủ nghĩa Xã hội, nên họ không khai thác được gì trong đó và chỉ cố gắng khai thác lại lí thuyết gốc của Mặc Gia.
Một thứ nữa có thể khai thác là tư tưởng Pháp Trị, vì Pháp Trị từng xuất hiện với tư cách hệ tư tưởng trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Các nhà Pháp Trị từng có các thành công khá lớn thời Tần.
Tóm lại tư tưởng Pháp Trị là tư tưởng sử dụng pháp luật để tổ chức xã hội, thế nhưng Pháp gia áp dụng dù phổ biến, nhưng có mức độ. Cụ thể, trừ đối tượng là Vua và yêu cầu Vua phải sáng suốt và đức hạnh, chỉ thế thôi.
Lí thuyết về mẫu Hoàng đế Anh minh mà Nho gia gọi là Nội Thánh, Ngoại Vương. Mẫu hình nhân cách lí tưởng: trong tư cách phải biết tu tập, rèn luyện, tự quản, tự kiểm soát, đạt đến mức là bậc Thánh, còn thực hiện bổn phận xã hội thì gọi là Vương. Thì Nội Thánh Ngoại Vương chính là mô hình nhân cách Hoàng đế.
Nhưng tất cả những mô hình ấy đã chứng minh qua 2.500 hay 3.000 năm lịch sử là không thể tồn tại được và rõ là sự không tưởng.
Trung Quốc hiện muốn khai thác lại và muốn khẳng định giá trị và tinh thần văn hóa đặc sắc, sự tự tin văn hóa theo lí luận mới nên lần lượt phục hồi giá trị “không tưởng”.
Thời Cách mạng Văn hóa Vô sản, Khổng Tử là đối tượng bị phê phán cùng cực và chính quyền đã biến Khổng Tử thành chân dung biếm họa, tiêu hủy tất cả tàn dư thối tha tư tưởng Phong kiến, nhưng bây giờ những thuộc tính Khổng Tử một lần nữa lại sống dậy và được truyền bá.
Hiện có 600 – 700 học viện trên thế giới truyền bá tư tưởng Khổng Tử mà Trung Quốc coi là thứ đặc sắc
Vậy phục vụ cho ai? Phục vụ cho Vua, nhà cầm quyền, dân thượng lưu Trung Quốc. Tiếp là quan hệ thân tộc với nhà cầm quyền, cuối cùng mới đến đại chúng, có nghĩa trong Chủ nghĩa Xã hội ấy không có chuyện con người bình đẳng với nhau được. Chính quyền hiện tại đang xây dựng đế chế của mình qua 2 giai đoạn:
Như vậy mới thấy cái Chủ nghĩa Xã hội ấy chỉ dành cho và phù hợp với Trung Quốc mà thôi!