Cảnh báo: 2032 là năm Trung Quốc sẽ soán ngôi Hoa Kỳ?

-
Thomas Nguyen
-
03.09.2020

 

Cảnh báo: 2032 là năm Trung Quốc sẽ soán ngôi Hoa Kỳ?

Một báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu phát triển (DRC – Trung Quốc) thực hiện, cho thấy sự tự tin của Bắc Kinh, nhấn mạnh sự phát triển và vươn lên của nước này là điều “không thể ngăn cản”, cùng nhận định tranh chấp thương mại với Mỹ sẽ còn tiếp diễn trong 5 năm tới.

“Không thể loại trừ việc Mỹ sẽ sử dụng tất cả các phương pháp có thể để kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, bao gồm áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính với các công ty nội địa”, một đoạn trong báo cáo nêu ra.

Mỹ có rất nhiều cách để cản Trung Quốc tiến lên, từ việc tịch thu các trái phiếu Bắc Kinh đã mua từ Mỹ, ép buộc các quốc gia khác áp đặt các lệnh cấm vận công nghệ đối với nước này, thậm chí loại trừ Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng đô la Mỹ.

“Song, những điều đó không thể ngăn cản sự trỗi dậy kinh tế Trung Quốc”, báo cáo nhấn mạnh.

GDP bình quân đầu người có thể tăng lên 14.000 USD vào 2024, đẩy đất nước ra khỏi “bẫy thu nhập trung bình” để bước vào nhóm “thu nhập cao”. Quy mô kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Liên minh châu Âu vào 2027 và vượt qua Mỹ vào 2032.

Cảnh báo: 2032 là năm Trung Quốc sẽ soán ngôi Hoa Kỳ?

Uớc tính tỉ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đạt 18,1% vào 2025, tăng từ 16,2% của 2019. Trong khi đó, tỉ trọng của Mỹ giảm từ 24,1% xuống còn 21,9% trong cùng giai đoạn.

Năm tới sẽ làm năm mà Trung Quốc công bố kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của mình.

Một trong những nhận định đáng chú ý trong báo cáo là kinh tế toàn cầu sẽ trải qua sự thay đổi sâu rộng những năm tới. Theo đó, các quốc gia và công ty đa quốc gia ngày càng coi trọng “an ninh” khi thiết kế chuỗi cung ứng, với nền kinh tế toàn cầu phân mảnh thành 3 khối lớn tập trung ở Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.

Vẫn có quan điểm cho rằng nước này không thể vượt qua Mỹ để trở thành số 1 do dân số già. Vào 4/2019, cựu bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chen Deming đã cảnh báo rằng “không nên đưa ra giả định rằng việc Trung Quốc là số 1 thế giới chỉ là chuyện sớm muộn”.

Cựu bộ trưởng Thương mại – Chen Deming

Trung Quốc sẽ lấy thị trường nội địa làm nền.

Trong bối cảnh nhiều biến động vì Covid và căng thẳng với Mỹ, Trung Quốc đang nỗ lực tập trung vào thị trường nội địa với chính sách “lưu thông kép”.

“Lưu thông kép” là cụm từ dùng để chỉ 2 vòng hoạt động kinh tế, nội và ngoại, với hàm ý nhấn mạnh hơn vào việc phát triển kinh doanh tại thị trường nội địa.

Giới chuyên gia hiện vẫn tranh cãi “lưu thông kép” phản ánh đúng sự thay đổi đáng kể trong chính sách kinh tế hay chỉ là khái niệm mới. Khái niệm này được nhắc đến trong thông điệp chính trị cấp cao gần đây, vài tháng trước khi Bắc Kinh dự tính công bố kế hoạch kinh tế trong 50 năm tới.

Chính sách “lưu thông kép” cho thấy chính phủ nhận ra sẽ không thể dựa vào thương mại nhiều trong 20 năm tới như đã làm trước đây. Mỹ ngày càng nhận thấy hợp tác kinh tế sâu hơn với Trung Quốc là sai lầm chiến lược – điều rất có lợi cho Trung Quốc, nhưng Mỹ lại không nhận được lợi ích nhiều như vậy.

Trong nước, Trung Quốc cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết. Một số vấn đề lớn như mưa lũ nghiêm trọng ở phía Nam, diễn ra ngay sau cú sốc từ đại dịch.

Ngoài ra, nước này cũng có nhiều vấn đề âm ỉ đã bắt đầu nổi lên thời gian gần đây. Điển hình, việc phụ thuộc nhiều vào nợ để thúc đẩy tăng trưởng hay xây dựng môi trường kinh doanh ưu ái các doanh nghiệp quốc doanh, trong khi khu vực tư nhân mới là nơi đem lại phần lớn việc làm cho người lao động.

Khi thị trường Trung Quốc đã lớn và thách thức đến từ thương mại xuyên biên giới ngày một tăng, nhiều doanh nghiệp ngoại đã áp dụng chiến lược “tại Trung Quốc, cho Trung Quốc”. Bắc Kinh đã chào đón đầu tư và thực hiện nhiều nỗ lực lớn nhằm giữ chân doanh nghiệp, mặc cho các căng thẳng địa chính trị.

Vào tháng 7, Bộ Thương mại Trung Quốc ghi nhận đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tăng trưởng 12,2% lên 9,05 tỉ USD so với 1 năm trước. Cột mốc này đánh dấu 4 tháng liên tiếp FDI vào Trung Quốc tăng lên, kể từ khi dịch COVID đạt đỉnh từ tháng 2.

China Foreign Direct Investment | 1997-2020 Data | 2021-2022 Forecast | Calendar

Theo nghiên cứu, thúc đẩy thị trường tiêu dùng nội địa chưa thể phát huy tác dụng tại Trung Quốc trong thời điểm hiện tại.

Tiêu dùng chắc chắn không phải động cơ lèo lái nền kinh tế trong năm nay hay năm sau. Đó sẽ là đầu tư và xuất khẩu. Để phát triển tiêu dùng hay nâng sự đóng góp của mảng này trong tăng trưởng, Bắc Kinh sẽ phải thực hiện các cải cách lớn trong việc phân phối thu nhập, cũng như thách thức về cải cách doanh nghiệp quốc doanh.

Tuy nhiên, về lâu dài, Trung Quốc sẽ đối mặt với áp lực ngày một lớn trong việc chuyển đổi sang phát triển nhờ thị trường nội địa.

#Cập nhật nhanh:

Trung Quốc “cắt cổ” 68 nước với khoản vay ngập đầu. Bắc Kinh thu lợi khủng đến đâu?

 

 

 

 

Tin nổi bật
Loading...
Loading...
... Tin Đăng ... Home ... Bài Viết